Phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi ngày càng phát huy thế mạnh của mình và chủ động trong cuộc sống, nâng cao tri thức, quyền làm chủ kinh tế, từng bước được tiếp cận đầy đủ cơ hội phát triển, vươn lên thoát nghèo.
Ngày 18/11/2019 Quốc hội ban hành Nghị quyết số 88/2019/QH14, phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Việc Quốc hội ban hành Nghị quyết 88 phê duyệt Đề án đã đảm bảo nhất quán quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc. Đồng thời, Đề án được kỳ vọng khi đi vào thực tế sẽ giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, phát huy lợi thế, tiềm năng của vùng đồng bào DTTS&MN; trong đó, phụ nữ DTTS được tạo điều kiện để tiếp cận đầy đủ cơ hội phát triển. Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, trong đó giao Hội LHPN các cấp chủ trì quản lý, chỉ đạo thực hiện Dự án 8 “Thực hiện Bình đẳng giới tại vùng đồng bào DTTS & MN” là một trong mười dự án thành phần Chương trình. Bên cạnh các mục tiêu khác về giảm nghèo, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, CTMTQG DTTS&MN ưu tiên thúc đẩy mục tiêu về Bình đẳng giới (BĐG). Mục tiêu của Dự án nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới, khuôn mẫu giới, chăm lo đời sống tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Dự án tập trung vào các nội dung tuyên truyền, vận động; xây dựng và nhân rộng mô hình; tăng cường tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em; trang bị kiến thức về bình đẳng giới, thực hiện lồng ghép giới.
Qua 02 năm, triển khai thực hiện Hội LHPN tỉnh tổ chức 10 hội nghị hướng dẫn thành lập và vận hành quản lý Tổ truyền thông có 578 đại biểu tham dự; 07 Hội nghị tuyên truyền xóa bỏ định kiến giới, khuôn khổ mẫu giới có 568 đại biểu tham dự;
Thành lập 119 Tổ truyền thông cộng đồng, hỗ trợ trang thiết bị cơ bản phục vụ công tác truyền thông và truyền thông trên nền tảng số để chia sẻ, kết nối hoạt động của các Tổ truyền thông (ứng dụng zalo/facebook trong công tác truyền thông chia sẻ, cập nhật thông tin của truyền thông) tại 119 thôn của 6 huyện Dự án (Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Minh Long, Nghĩa Hành); xây dựng 04 Chương trình truyền thông các hoạt động Dự án 8 và phát sóng trên Đài phát thanh Truyền hình Quảng Ngãi, Trang Thông tin điện tử Hội LHPN tỉnh, zalo, facebook, fanpage…; tổ chức Hội thảo hoàn thiện khung logic, góp ý bộ công cụ khảo sát và tổ chức khảo sát đầu kỳ,tìm hiểu thực tế của đối tượng hưởng lợi và thực trạng phụ nữ sinh con tại nhà cho 583 người (phụ nữ, nam giới dân tộc thiểu số; cán bộ địa phương, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, khảo sát trẻ em dân tộc thiểu số, phỏng vấn sâu phụ nữ, nam giới, trẻ em dân tộc thiểu số, cán bộ chính quyền, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng) của 15 thôn/5 xã tại huyện Sơn Tây, Sơn Hà, Ba Tơ.
Tổ chức Hội nghị giao lưu chia sẻ kinh nghiệm giữa các Tổ truyền thông, giải pháp nâng cao chất lượng, nhân rộng mô hình tại địa phương tại huyện Trà Bồng, Sơn Hà, Ba Tơ; 04 hội nghị về tổ chức các hoạt động củng cố, xây dựng và nâng cao chất lượng Địa chỉ tin cậy cộng đồng hỗ trợ bảo vệ phụ nữ trẻ em là nạn nhân bạo lực gia đình năm 2022 có 315 đại biểu tham dự; hướng dẫn xây dựng, củng cố 11 địa chỉ tin cậy cộng đồng tại các xã Dự án 8 với tổng số 170 thành viên là Bí thư Chi bộ thôn, Trưởng Ban công tác mặt trận thôn, các chi hội trưởng tổ chức chính trị - xã hội và những người có uy tín trong cộng đồng.
Tổ chức 02 lớp tập huấn ứng dụng công nghệ 4.0 để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số cho 160 người là cán bộ, hội viên, phụ nữ các mô hình sinh kế của các huyện thuộc Dự án 8; 07 hội nghị hướng dẫn đối thoại chính sách và giám sát, đánh giá về bình đẳng giới trong thực hiện bình Chương trình theo Sổ tay hướng dẫn của Trung ương Hội có 473 đại biểu tham dự; 01 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp xã: có 30 người tham dự; 04 lớp tập huấn hướng dẫn thành lập và các kỹ năng vận hành Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”cho 347 cho cán bộ UBND xã; Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên; cán bộ Lao động Thương binh và xã hội, cán bộ Văn hóa xã; cán bộ thôn; giáo viên phụ trách các Trường THCS trên địa bàn Dự án 8, trường PTTH Dân tộc Nội trú tỉnh, học sinh…; 05 hội nghị cho cán bộ cấp huyện, cấp xã theo Chương trình 2 về phát triển năng lực lồng ghép giới, có 437 đại biểu tham dự; tổ chức 11 hội nghị cho cán bộ thôn, người có uy tín trong thôn theo Chương trình 3 về phát triển năng lực lồng ghép giới cho cộng đồng, có 1.374 đại biểu tham dự.
Tổ chức Cuộc thi “Sáng tác sản phẩm truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho trẻ em vùng đồng bào DTTS&MN” cấp tỉnh năm 2023 với Chủ đề “Lắng nghe con nói”, Ban tổ chức Cuộc thi đã nhận được 91 tác phẩm dự thi, trong đó có 69 tranh vẽ và 22 video clip. Theo Báo cáo của Ban tổ chức Cuộc thi, các tác phẩm dự thi có nội dung phong phú, đa dạng, có giá trị tuyên truyền sâu rộng, thể hiện ước mơ về gia đình hạnh phúc, không bạo lực gia đình, bình đẳng giới; đã trao 2 giải Nhì, 6 giải Ba, 13 giải Khuyến khích và 2 giải sáng tạo với thể loại tác phẩm tranh vẽ; 3 giải Nhì, 3 giải Ba và 4 giải Khuyến khích với thể loại video clip.
Ngoài ra, Hội LHPN tỉnh đã thành lập Đội thi tìm hiểu kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình tham gia Hội thi do Trung ương Hội tổ chức tại thành phố Huế.
Dự án 8 đã nâng cao nhận thức trong cộng đồng về giới và bình đẳng giới; thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục có hại và giải quyết một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em; nâng cao nhận thức về chăm sóc phụ nữ sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em; hỗ trợ bảo vệ phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình; ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ bạo lực gia đình mà nạn nhân là phụ nữ, trẻ em. Đồng thời, nâng cao nhận thức, thống nhất hành động trong công tác giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong các cấp Hội về quản lý, tổ chức thực hiện Dự án 8, các kinh nghiệm và cách làm thiết thực trong tổ chức thực hiện, để đề xuất chính sách liên quan đến bình đẳng giới. Hầu hết các đối tượng thụ hưởng từ dự án đều tham gia tích cực trong các hoạt động triển khai trên địa bàn và được sự đồng tình cao trong cộng đồng dân cư đối với việc triển khai dự án, góp phần vào việc triển khai thực hiện Chương trình, bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực, bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên; đồng bào dân tộc thiểu số luôn phát huy truyền thống xây dựng và đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc, tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, phát huy vai trò của người có uy tín, đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới, vì thế đã góp phần giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Một số hình ảnh hoạt động của Dự án 8
Ban TC-CSLP Hội LHPN tỉnh
Quảng Ngãi: Lan tỏa yêu thương từ chương trình “Mẹ đỡ đầu” | PTQ
Đang truy cập: 27
Tổng số lượt xem: 1764618